𝐵𝑎̀𝑛 𝐶ℎ𝑎̂𝑛 𝐵𝑒̣𝑡 (𝐵𝐶𝐵): 𝑚𝑢̛́𝑐 đ𝑜̣̂ tăng dần (nặng dần) – VÌ SAO?
Có nhiều lý do BCB tiến triển mức độ nặng hơn, Ms Uyên nhận thấy có một số lý do phổ biến thường gặp khi tiếp xúc hàng ngàn ca trong 7 năm qua.
– Phụ huynh phát hiện BCB trễ (sau 8-9t) trở lên, chân các cháu vẹo lệch gót khá nhiều.
– Phụ huynh phát hiện trẻ có BCB sớm (từ 2-3t), đã đi khám và đóng giày dép/ đế lót hỗ trợ nhưng các cháu không hợp tác nên gia đình bỏ qua, Sau đó chân trẻ ngày càng nặng hơn theo thời gian.
– Phụ huynh đã đi khám từ lúc 2-3t và được Bác sĩ tư vấn: không cần đi chỉnh hình, hoặc muốn đi cũng được, đợi các cháu 4-5t sẽ tự hết. Nhiều phụ huynh không cho bé đi giày dép/ đế lót hỗ trợ cũng như không hướng dẫn trẻ tập các bài tập dành riêng cho Bàn chân bet. Khi các cháu 4-5t, có cháu không hết và nặng hơn rất nhiều.
– Trẻ tăng cân quá nhiều (béo phì) làm áp lực trọng lượng cơ thể đè lên bàn chân nhiều, cũng là nguyên nhân làm cho BCB nặng hơn.
– Thiéu vận động chân trong các bề mặt khác nhau để cơ chân săn chắc, khỏe mạnh hơn: đi chân trần trên sỏi, trên cát, các bê mặt nhấp nhô, các trò chơi trèo leo (như núi nhân tạo)…
Có nhiều nguyên nhân làm cho BCB nặng hơn mỗi ngày, tuy nhiên có 1 việc là phụ huynh và các cháu lưu ý:
– 𝐓𝐚̣̂𝐩 𝐥𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐚̀𝐢 𝐭𝐚̣̂𝐩 phát triển 𝐜𝐨̛ 𝐜𝐡𝐚̂𝐧, giúp chân săn chắc 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐭𝐚̣𝐨 𝐯𝐨̀m
– 𝐓𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐡𝐨́𝐢 𝐪𝐮𝐞𝐧 𝐯𝐚̣̂𝐧 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐜𝐨̛ 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐬𝐚̆𝐧 𝐜𝐡𝐚̆́𝐜: đi chân trần trên nhiều bề mặt gồ ghề, cọ xác trên các bề mặt khác nhau.
– 𝐌𝐚𝐧𝐠 𝙜𝙞𝙖̀𝙮 𝙙𝙚́𝙥 𝙫𝙖̀ đ𝙚̂́ 𝙡𝙤́𝙩 𝐜𝐡𝐢̉𝐧𝐡 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 hỗ trợ tạo vòm, điều chỉnh gót chân và cổ chân khi đi và đứng, lúc chơi thể thao